Pages

Ads 468x60px

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Lựa chọn thời điểm du học Nhật Bản phù hợp

      Lựa chọn thời điểm đi du học Nhật Bản hẳn là nỗi lo của nhiều bạn có dự định du học Nhật Bản. Đâu là thời cơ chín muồn, khi nào là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện hành trình này? câu trả lời do chính bạn sẽ trả lời!
      Vì sao lại như vậy, có thể nói việc đi du học Nhật Bản vào thời gian nào thích hợp được xác định bởi các yếu tố: trình độ học vấn, trình độ ngôn ngữ và kinh nghiệm sống của bạn, ngoài ra còn một vài yếu tố khác về gia đình, tài chính... Khi hành trang này đầy đủ thì đây là thời điểm thích hợp để bạn đi du học Nhật Bản
      Để hành trình du học của mình thành công thì bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về trình độ, kiến thức, ngôn ngữ.
Lựa chọn thời điểm du học Nhật Bản phù hợp
Lựa chọn thời điểm du học Nhật Bản phù hợp
Chuẩn bị về kiến thức
Có nhiều bạn học tốt, khả năng ngoại ngữ cao, kinh nghiệm sống khá thì có thể du học Nhật Bản vừa học vừa làm ngay khi kết thúc trung học phổ thông. Các bạn khác có thể do nhiều yếu tố khác nhau nên quyết định đi du học Nhật và thời điểm khác. 
Kiến thức là nền tảng cơ bản có vai trò quan trọng trong việc học tập của bạn ở một quốc gia khác, nơi là nền giáo dục cũng như phương pháp giảng dạy không giống như bạn đang theo học tại nhà. Nếu như kiến thức cơ bản của bạn chưa được chắc thì sẽ rất khó khăn để bạn có thể theo kịp và hoàn thành khóa học tại Nhật Bản của mình.
Chuẩn bị về ngoại ngữ
Một yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong hành trang du học Nhật Bản của bạn đó là trình độ tiếng Nhật. Liệu rằng khả năng giao tiếp tiếng Nhật của bạn có “đủ dùng” hay chưa? Để có thể hiểu được bài giảng cũng như thích nghi được với môi trường sống mới, điều kiện đầu tiên là bạn phải có khả năng giao tiếp và trình độ tiếng Nhật đáp ứng được chuyên ngành mình theo học
Kinh nghiệm sống
Thời điểm du học Nhật Bản do bạn quyết định
Thời điểm du học Nhật Bản do bạn quyết định
Học tập tại Nhật Bản đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải sống xa gia đình, xa những người thân bạn bè, phải sống trong một môi trường hoàn toàn mới với những người hoàn toàn xa lạ, giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ. Vậy nếu chưa dày dặn kinh nghiệm sống, bạn sẽ ứng xử ra sao đây trong nhiều tình huống? Ngược lại nếu làm được tất cả những điều đó, tức là bạn đã sẵn sàng đi du học. 
Như vậy việc đi du học Nhật Bản vào thời điểm nào tùy thuộc vào hoàn cảnh của chính bạn, khi bạn nhận thấy mình đã đủ các điều kiện du học Nhật Bản, đã đủ tất cả hành trang thì nhanh chóng thực hiện chuyến đi này này thôi! 
Chúc bạn thành công trên con đương chinh phục tri thức mới!

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Những quy tắc trên bàn ăn của người Nhật cần phải nhớ

Nhật Bản là quốc gia có bề dày lịch sử hơn 2000 năm, cùng với đó là một nền văn hóa truyền thống đặc sắc, đậm nét con người phương đông. Tuy cùng thuộc châu lục, nhưng trong văn hóa Nhật Bản cũng có khá nhiều điều khác với thói quen, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Nếu du học Nhật Bản, hay có cơ hội ngồi trên cùng bàn ăn với họ, hãy nhớ những điều sau đây để không xảy ra điều không mong muốn nhé!
1. Bàn ăn và chỗ ngồi
quy tắc trên bàn ăn của người Nhật Bản cần phải nhớ
Quy tắc trên bàn ăn của người Nhật Bản cần phải nhớ
      Nhà hàng Nhật thường có các bàn thấp và nệm ngồi trên chiếu Tatami thay vì các loại bàn ăn kiểu phương Tây. Trước khi ngồ vào bàn, bạn chú ý cởi giày và dép rồi hãy bước lên chiếu, chú ý là tránh giẫm lên nệm của người khác.
2. Cách ăn
      Trên bàn ăn, người Nhật thường chờ cho tới khi có đủ các món và đông đủ mọi người mới dùng và bắt đầu bằng lời mời: "itadakimasu” nghĩa là “mời mọi người”. Nếu các món bắt buộc ăn ngay khi chưa đủ người, ai ăn trước sẽ nói "osaki ni itadakimasu"  - “cho phép tôi ăn trước nhé”. Khi dùng bát nhỏ, bạn nên để bát lên gần miệng để gắp đồ ăn. Đối với món ăn bày ra đĩa to, bạn nên dùng đũa riêng của món đó để gắp thức ăn chứ không nên dùng đua cá nhân của mình. Khi ăn, nhai tạo ra tiếng hay xì mũi bị coi là bất lịch sự. Đặc biết Người Nhật thường ăn hết những thứ có trong khẩu phần ăn của mình, món ăn Nhật Bản thường được sắp ít hoặc vừa đủ để người ăn không bỏ lại, chính vì thế bạn chú ý là nên ăn hết phần của mình, nếu trong món đó có thành phần nào bạn không dùng được, hãy bảo nhà hàng đổi sang vị khác hay bỏ chúng đi. Rất lịch sự đúng không ạ?
3. Dùng đũa
      Cũng giống như người Việt, đũa và thìa cũng được dùng như không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Nhưng có một điểm khác biệt với chúng ta, đũa của người Nhật luôn phải được đặt trên kệ ngay cả khi bạn không sử dụng và đặt song song với cạnh bàn. Khi dùng đũa gắp, chú ý là không để đầu đũa trọc vào thức ăn, họ cho rằng như vậy sẽ làm mất đi vị ngon của món ăn. Một điều cần nhớ, người Nhật khác Việt Nam ở chỗ họ không thich người khác gắp thức ăn cho mình. Tại sao ạ? Theo phong tục của người Nhật, họ rất kiêng kỵ việc dùng đùa để chuyền thức ăn cho nhau. Theo tục hỏa táng, người thân của người mất đi sẽ dùng đũa gắp phần hài cốt bỏ vào bình. Bạn đặc biệt cần chú ý điều này.
Quy tắc khi dùng đũa ăn cơm của ngườ Nhật
Quy tắc khi dùng đũa ăn cơm của ngườ Nhật
Khi ăn với người Nhật, bạn cũng không đặt đũa ngang trên bát nhé, họ cho rằng đây là sai quy tắc ăn.
4. Không dùng tay hứng đồ ăn rơi
      Ở Việt Nam hay dùng 1 tay đưa đồ ăn lên miệng, 1 tay còn lại đưa xuống dưới cằm để hứng đồ ăn bị rớt ra. Tuy nhiên ở Nhật hành động này bị coi là bất lịch sự
5. Không trộn wasabi với nước tương
     Rất nhiều nhà hàng trên thế giới thường dùng cách này khi phục vụ món ăn Nhật cho khách, tuy nhiên việc trộn wasabi với nước tương lại không được người dân Nhật ủng hộ. Đúng cách, bạn cần phải để wasabi lên trên miếng đồ ăn mà bạn muốn thưởng thức sau đó mới chấm vào nước tương.
6. Đừng lật ngược nắp bát
      Theo kinh nghiệm du học Nhật Bản, khi dùng bữa, bạn lật ngược nắp bát sẽ khiến mọi người nghĩ rằng bạn đã dùng xong bữa. Chính vì thế bạn hãy để nắp bát giống như khi được phục vụ mang ra nhé
7. Bỏ vỏ các loại hải sản
      Thông thường mọi người sau khi ăn hải sản thường bỏ vỏ ra nắp bát hay một chiếc đĩa nào đó không dùng. Tuy nhiên người Nhật Bản lại coi đó là bất lịch sự và nên tránh. Vỏ sò hay vỏ của các loại hải sản sau khi ăn xong sẽ được bỏ vào chính bát đựng món hải sản đó.
Bỏ vỏ các loại hải sản trong bữa ăn của người Nhật
Bỏ vỏ các loại hải sản trong bữa ăn của người Nhật
8. Không chạm đũa vào thức ăn không gắp
       Nếu không có ý định dùng món nào đó, bạn đừng đua đũa qua lại hay chạm vào món ăn đó. Người Nhật cho rằng bạn gắp đồ ăn rồi nhưng sau đó lại bỏ lại là một hành động rất thiếu lịch sự, không tôn trọng món ăn và người đối diện.
9. Không cầm đũa trước khi cầm bát
      Bạn chú ý thứ tự là bát hoặc đĩa phải được cầm trước, sau đó mới đến đũa. Nếu đổi bát khác, bạn phải đặt đũa xuống trước rồi đổi, sau khi đổi xong mới cầm lại đũa.
Có những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt, nhưng nếu không để ý và quan sát rất có thể sẽ rơi vào tình thế khó xử giữa bạn và người Nhật. 
        Nếu du học Nhật Bản vừa học vừa làm nhất là nếu làm thêm tại các quán ăn, bạn cần nhớ những điều cấm kỵ trên. Nếu có cơ hội được ngồi cùng bàn với người Nhật, bạn hãy tôn trọng phong tục của họ, tránh những cấm kỵ để giảm những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Du học Nhật Bản: khám phá sứ sở mù tang qua các món ăn đặc sắc

       Không chỉ có hoa anh đào, nền văn hóa truyền thống đặc sắc, Nhật Bản còn có thu hút rất nhiều thực khách bởi những món ăn đặc sắc, nhìn mà mê
      Thật dễ hiểu khi ẩm thực truyền thống của Nhật Bản được UNESCO xếp vào danh sách Di sản văn hoá Phi vật thể. Dường như mỗi nơi, mỗi vùng, mỗi góc phố Nhật Bản đều chứa đựng những nét văn hóa ẩm thực đặc biệt, giữ chân thực khách. Để tìm hiểu về quốc gia này trước khi du học Nhật Bản, cùng chúng tôi khám phá các món ăn đặc sắc từng vùng miền nhé

Sushi tại Tokyo
Sushi - món ăn truyền thống của người Nhật
Sushi - món ăn truyền thống của người Nhật
 Sushi là một món ăn truyền thống vô cùng đặc sắc của Nhật Bản, nó có tầm ảnh hưởng khá rộng rãi, điển hình tại Việt Nam, có rất nhiều bạn trẻ mê sushi. Món ăn nổi tiếng cả thế giới đều biết này được ra đời từ thành phố Tokyo. Tokyo luôn là thành phố dẫn đầu trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản.
Thành phần chính của sushi gồm rong biển, rau củ và thực phẩm tươi (chủ yếu là tôm cá, hải sản) với nước chấm lên men từ đậu nành, kết hợp với gừng và mù tạt cay.
Rong biển cuộn sushi được đánh giá chứa rất nhiều vitamin A, B, C… cùng khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người.
Nếu có cơ hội du học Nhật Bản và tới Tokyo, đừng bỏ lỡ món Sushi nhé

Thức ăn đường phố ở Osaka

Đến Osaka thưởng thức món ăn đường phố
Đến Osaka thưởng thức món ăn đường phố
Osaka là thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản, cũng là thành phố được biết đến có nhiều món ăn vặt nổi tiếng, Takoyaki là một trong số đó.
Đây là một loại bánh làm từ bạch tuộc, viên thịt hải sản tẩm bột chiên quyện với vị sốt đặc trưng này được coi là biểu tượng cho ẩm thực Nhật Bản, sánh ngang với sushi và ramen. 

>>>> Có thể quan tâm: Viec lam them tai Nhat

Sansai-Ryori ở Takayama

Takayama của Nhật Bản mang đậm nét ẩm thực đặc sắc
Takayama của Nhật Bản mang đậm nét ẩm thực đặc sắc

Takayama được biết đến với món sansai-ryori với cách chế biến rất cầu kỳ và tinh tế. Sansai-ryori là món ăn làm từ dương xỉ và rau rừng và các loại rau quả địa phương. Món ăn này thường được ăn kèm với hoba miso (rau hoặc thịt bò trộn với sốt miso và được đặt trên lá mộc lan và nướng trên một lò than nhỏ)

Mỳ Udon của Takamatsu

Thưởng thức mì Udon tại quê hương Takamatsu
Thưởng thức mì Udon tại quê hương Takamatsu

Udon có thể có hình vuông hoặc tròn, nở ra khi nấu như mì ý, khiến nó trở nên đặc và mềm mại một cách độc nhất. Mì Udon thường được ăn nóng với nước súp được nấu bằng nước tương, được làm từ lúa mỳ, gắn liền với thành phố trên bờ biển phía bắc của đảo Shikoku, đảo chính thứ tư của Nhật Bản

       Bất kể du học Nhật Bản vừa học vừa làm hay du lịch Nhật Bản, đừng quên ghé qua và thưởng thức những món ăn đặc sắc trên nhé, nếu tới Nhật mà chưa thưởng thức ít nhất một trong số chúng, thì chuyến sang Nhật của bạn chưa trọn vẹn rồi. 

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Câu giao tiếp được sử dụng nhiều khi đi làm thêm tại Nhật

       Việc làm thêm tại Nhật là điều mà hầu hết các bạn du học Nhật Bản theo hình thức vừa học vừa làm rất quan tâm. Tìm được một công việc làm thêm tại Nhật không dễ, giữ được công việc đó còn khó hơn. Làm thêm tại Nhật, bạn cần phải nhanh nhẹn và linh hoạt, có trách nhiệm và chăm chỉ.

Câu giao tiếp được sử dụng nhiều khi đi làm thêm tại Nhật
Câu giao tiếp được sử dụng nhiều khi đi làm thêm tại Nhật
      Tiếng Nhật dùng trong những công việc này thường chủ yếu ở dạng kính ngữ(敬語 keigo) hoặc ở dạng lịnh sự(丁寧語 teineigo), chính vì vậy nếu bạn nào có vốn tiếng Nhật còn ít sẽ cảm thấy khó để dùng được.
      Sau đây là vài câu giao tiếp tiếng Nhật của một nhân viên oder trong một quán ăn, bạn hãy ghi chép lại để ngày đầu tiên gây được ấn tượng với chủ cửa hàng nhé

1. Khi đến nơi làm việc

Hãy nhớ trước khi bắt đầu công việc, chúng ta cần phải chào đồng nghiệp và chào khách hàng khi mới tới làm việc

“ おはようございます:Ohayo Gozaimasu” . Cụm từ này được dùng dù thời gian bắt đầu công việc của bạn là vào buổi sáng, buổi trưa hay buối tối.

2. Chào khách hàng khi họ mới bước chân vào quán

“いらっしゃいませ : Irasshaimase” : Chào mừng quý khách đã đến với của hàng của chúng tôi

Bạn cần nói to, dõng dạc và thể hiện sự vui vẻ, khỏe mạnh

3. Xác định số lượng khách hàng đi cùng


“名様でいらっしゃいますか?" nanmeisama de irasshaimasu ka:  Quý khách có mấy người ạ?

4. Xếp chỗ ngồi cho khách hàng

お席へご案内いたします。 どうぞ、こちらへ!: oseki e goannai itashimasu. Douzo kochira e: Tôi xin phép hướng dẫn chỗ ngồi cho quý khách. Xin mời theo lối này ạ!

Hoặc “こちらのお席でよろしいですか?: Quý khách ngồi chỗ này có được không ạ?”

5. Đưa menu cho khách hàng khi họ đã yên vị

“失礼いたします、メニューでございます。”: Xin phép được gửi tới quý khách menu của quán

>>>Có thể xem thêm: Những món bánh Nhật Bản

6. Hỏi các món mà khách hàng lựa chọn


“失礼いたします。ご注文をお伺いしてもよろしいですか?” Xin hỏi quý khách dùng món gì ạ?

7. Xác nhận thông tin món ăn khách hàng đã đặt

“かしこまりました。

それではご注文を繰り返えさせていただきます”: Chắc chắn rồi, chúng tôi đã hiểu và sẽ xác nhận về thông tin các món mà quý khách đã đặt

8. Chào khách và quay vào trong

ありがとうございます: Cám ơn rất nhiều.


少々待ちくださいませ: Xin chờ một chút.

Để thuận lợi cho việc du học Nhật Bản vừa học vừa làm, các bạn hãy tìm cho mình một công việc làm thêm ổn định, như vậy cuộc sống sẽ bớt chật vật hơn.

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Những món bánh Nhật Bản nhìn là "mê"

Những món bánh là một phần mảnh ghép trong thế giới ẩm thực tinh tế của Nhật Bản. Với bề dày lịch sử, ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng bởi sự tạo nhã, tinh tế nhưng luôn chú trọng yếu tố dinh dưỡng.
Sau đây là một số món bánh ngọt Nhật Bản mang vị thanh tao, nhẹ nhàng, vừa nhìn là mê

1. Mochi
Bánh Mochi Nhật Bản
Bánh Mochi Nhật Bản

Nói đến bánh ngọt của Nhật Bản có lẽ đầu tiên phải kể đến là Mochi. Mochi là một món bánh gạo truyền thống của người Nhật, được người dân ăn hàng ngày và cúng thần linh trong những dịp lễ, Tết. Bánh Mochi mang trong mình ý nghĩa trường thọ và may mắn cho người ăn chúng.

Mochi thường có vị ngọt nhẹ dễ ăn
Mochi thường có vị ngọt nhẹ dễ ăn
Bánh mochi thường có hình tròn, màu trắng truyền thống của bột gạo hoặc các màu xanh, vàng, hồng. Nhân bánh rất phong phú, nhân đậu đỏ truyền thống hoặc là nhân trà xanh, dâu tây… Vỏ Mochi rất mềm và mịn, bánh Mochi có vị ngọt nhẹ nên rất dễ ăn.

2. Matcha
Món bánh tiếp theo phải kể tới là Matcha. Matcha theo tiếng nhật được hiểu là “trà xanh”, đây là một nguyên liệu không thể thiếu trong các món tráng miệng và thức uống của người Nhật. Matra là một loại bột trà xanh nguyên chất do các thiền sư chế biến ra, và hầu hết các loại bánh được làm từ bột này được gọi chung là Matra. 

>>> Thưởng thức món chay Nhật Bản dễ làm 

Bánh ngọt Matra Nhật Bản
Bánh ngọt Matra Nhật Bản

Bánh Matra Nhật Bản ăn không quá ngọt và hương vị rất thanh khiết, bánh thường có màu xanh của trà. 

3. Wagashi
Wagashi là một loại bánh làm từ bột nếp truyền thống lâu đời của người Nhật. Bánh thường có nhân đậu đỏ và hoa quả. Bánh thường được trang trí rất đẹp mắt và dùng vào các bữa tiệc trà đạo.

Bánh Wagashi Nhật Bản
Bánh Wagashi Nhật Bản

4. Nama Chocolate
Nama Chocolate trong tiếng Việt còn được gọi là Chocolate tươi, trong tiếng Nhật “Nama” có nghĩa là “tươi”. Loại bánh này vô cùng hấp dẫn bởi khi đưa vào miệng, bánh sẽ tự tan trong miệng hòa quyện với lớp bột cacao nguyên chất phủ bên ngoài

Nama Chocolate cùng sự hòa quyện tuyệt vời
Nama Chocolate cùng sự hòa quyện tuyệt vời
Có rất nhiều loại nama Chocolate, nhưng được mọi người yêu thích chủ yếu là nama Chocolate trà xanh, bởi vị trà xanh thơm mát hòa quện với Chocolate tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn.

Ngoài ra còn rất nhiều loại bánh khác cũng nổi tiếng và hấp dẫn thực khác của Nhật Bản như Bánh Dorayaki - một món bánh huyền thoại của các fan mê chú mèo máy Doraemon, hay bánh Takoyaki - món ăn đã trở thành biểu tượng của Osaka, được làm từ bột mì, bột dashi, bột tenkasu, bắp cải, trứng gà, hành chua, gừng và bạch tuộc

Trên đây là một vài chia sẻ của mình về các món bánh mà mình đã từng được thưởng thức tại Nhật, rất tuyệt vời. Nếu có cơ hội du học Nhật Bản hay ghé thăm quan quốc gia này, đừng bỏ lỡ chúng nhé.
 

Công ty giáo dục quốc tế Hoa Anh Đào

Trụ sở : 59 Nguyễn Khả Trạc, Mai Dịch, Cầu giấy, Hà Nội
VP tuyển sinh: Tầng 5, Số 79 Thiên Hiền - Mỹ Đình 1 - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Điện thoại: 0466552888 - 0466552999
Email: duhochad@gmail.com
Website: duhochad.edu.vn

Logo công ty

Logo công ty
 
Blogger Templates